CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số: 483/QĐ-ĐHCNVT ngày 16 tháng 08 năm 2023

của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì)

 

Tên chương trình đào tạo (tiếng Việt): Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Tên chương trình đào tạo (tiếng Anh): Mechanical Engineering Technology

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Mã ngành đào tạo: 7510201

Khối ngành: V

Loại hình đào tạo: Chính quy

  1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí (CNKTCK) định hướng ứng dụng, đào tạo kỹ sư công nghệ kỹ thuật cơ khí có kiến thức tự nhiên, xã hội, chính trị, pháp luật, cơ sở ngành và chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí toàn diện; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững vàng, kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp các thông tin, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ; có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành đào tạo, có khả năng giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ. Có khả năng tự học, đổi mới sáng tạo trong công việc, thích nghi với môi trường làm việc, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt để phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Sau khi học xong chương trình này, sinh viên có khả năng:

1.2.1. Kiến thức

+ Có kiến thức cơ bản về khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, sức khỏe thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh… để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Có kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên, quản trị doanh nghiệp, pháp luật và môi trường để đáp ứng việc học tập kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, công việc kỹ sư sau khi tốt nghiệp, học tập nâng cao trình độ…;

+ Có đầy đủ kiến thức về cơ sở và chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí để làm việc, cải tiến, sáng tạo trong tính toán, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm cơ khí đáp ứng các nhu cầu mong muốn sản xuất như về kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội, đạo đức, sức khỏe và sự an toàn…;

1.2.2. Kỹ năng

+ Vận dụng các lý thuyết khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh trong công việc, cuộc sống để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Ứng dụng các lý thuyết toán, khoa học tự nhiên, quản trị doanh nghiệp, pháp luật và môi trường để đáp ứng việc học tập kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, công việc sau khi tốt nghiệp…;

+ Có kỹ năng tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp đặt được các máy, thiết bị cơ khí;

+ Có kỹ năng khai thác, chuyển giao công nghệ, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng được các máy, thiết bị cơ khí;

1.2.3. Thái độ

+ Nhận thức được tầm quan trọng ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí trong xã hội, làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm nghề nghiệp và tác phong công nghiệp;

+ Chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật lao động và nội quy của doanh nghiệp;

+ Không ngừng nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào giải quyết công việc chuyên môn;

+ Chủ động, sáng tạo trong công việc, có đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức, tư duy khoa học.

1.2.4. Trình độ ngoại ngữ

Tiếng Anh B1 hoặc tương đương.

1.2.5. Trình độ tin học

Ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương.

  1. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên đạt được các yêu cầu về năng lực sau:

Ký hiệu Chủ đề chuẩn đầu ra TĐNL
A Kiến thức  
PLO1 Trình bày được các kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí 3
PLO1.1 Trình bày được kiến thức khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở vận dụng để hình thành và phát triển toàn diện về thế giới quan, nhân sinh quan, phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm 3
PLO1.2 Trình bày được kiến thức giáo dục thể chất, quốc phòng – an ninh làm cơ sở cho việc rèn luyện sức khỏe, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 3
PLO1.3 Trình bày được kiến thức về quản trị, tin học, ngoại ngữ, pháp luật, môi trường, toán và khoa học tự nhiên làm cơ sở cho việc vận dụng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, nghiên cứu khoa học và làm việc 3
PLO1.4 Trình bày được bản vẽ kỹ thuật, vật liệu và các thông số dung sai 3
PLO1.5 Trình bày được các phương trình, bài toán cơ học 3
PLO1.6 Mô tả được các kỹ thuật cơ bản về cấu tạo, nguyên lý, đấu nối, lắp ráp điện – điện tử 3
PLO1.7 Mô tả được kết cấu, nguyên lý hoạt động của chi tiết máy, máy, thiết bị 3
PLO1.8 Trình bày được các phương án tính toán, thiết kế quy trình công nghệ gia công, sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm cơ khí 3
PLO2 Giải thích, phân tích được kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí 4
PLO2.1 Phân tích được các bản vẽ kỹ thuật, vật liệu, dung sai 4
PLO2.2 Phân tích được quá trình động học, động lực học các cơ cấu máy, máy và nguyên nhân phá hỏng của các chi tiết khi làm việc 4
PLO2.3 Giải thích được quá trình tính toán, thiết kế, gia công chế tạo sản phẩm cơ khí 4
PLO2.4 Giải thích được quá trình hoạt động và điều khiển cơ – điện của các máy công cụ 4
PLO2.5 Giải thích được quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy công cụ 4
PLO2.6 Giải thích được các lỗi cơ bản khi lập trình, gia công trên các máy CNC 4
PLO3 Đánh giá được các sản phẩm và quy trình công nghệ chế tạo các sản phẩm cơ khí 4
PLO3.1 Kiểm tra được quy trình công nghệ chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng các sản phẩm cơ khí 4
PLO3.2 Kiểm tra được các thông số kỹ thuật của sản phẩm cơ khí 4
PLO3.3 Kiểm tra được các lỗi cơ bản khi lập trình, gia công trên các máy CNC 4
PLO3.4 Đánh giá được chất lượng sản phẩm cơ khí 4
PLO4 Tổng hợp được các kiến thức cơ sở, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí 5
PLO4.1 Tổng hợp được quy trình tính toán, thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí 5
PLO4.2 Tổng hợp được quy trình công nghệ gia công, sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm cơ khí 5
B Kỹ năng
PLO5 Vận dụng được các kiến thức giáo dục đại cương để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, nghiên cứu khoa học và làm việc 3
PLO5.1 Vận dụng được kiến thức khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh để hình thành và phát triển toàn diện về thế giới quan, nhân sinh quan, phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm 3
PLO5.2 Vận dụng được kiến thức giáo dục thể chất để rèn luyện sức khỏe, kiến thức quốc phòng – an ninh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 3
PLO5.3 Vận dụng được kiến thức về quản trị, tin học, ngoại ngữ, pháp luật, môi trường, toán và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, nghiên cứu khoa học và làm việc 3
PLO6 Thành thạo kỹ năng chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí 3
PLO6.1 Sử dụng thành thạo các thiết bị đo kiểm thước kẹp, panme, dưỡng. đồng hồ đo, đồng hồ so… 3
PLO6.2 Vận hành thành thạo các máy công cụ vạn năng, máy CNC và các thiết bị gia công cơ khí 3
PLO6.3 Sử dụng thành thạo các phần mềm CAD/CAM trong thiết kế, tính toán các sản phẩm cơ khí 3
PLO6.4 Lựa chọn được các phương án tính toán, thiết kế, gia công chi tiết máy, máy hiệu quả và năng suất 4
PLO6.5 Giao tiếp, dịch được tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí cơ bản. 3
PLO7 Phản biện được các vấn đề về chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí 4
PLO7.1 Phản biện được các sự cố, sai, hỏng của máy gia công, máy sản xuất khi làm việc 4
PLO7.2 Phản biện được phương án tính toán, thiết kế, gia công các chi tiết máy, máy 4
PLO7.3 Phản biện được phương án cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất của máy gia công, máy sản xuất 4
PLO7.4 Phản biện được phương án lập quy trình công nghệ gia công các chi tiết máy trên máy công cụ vạn năng và máy CNC 4
PLO8 Tạo ra được các sản phẩm cơ khí 5
PLO8.1 Tính toán, thiết kế lập quy trình gia công, sửa chữa, bảo dưỡng được các sản phẩm cơ khí 5
PLO8.2 Chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng được các sản phẩm cơ khí 5
PLO9 Thành thạo kỹ năng đánh giá chất lượng công việc trong tính toán, thiết kế, gia công, sản xuất và sửa chữa, bảo dưỡng 5
PLO9.1 Đánh giá được chất lượng công việc trong tính toán, thiết kế, gia công, sản xuất sản phẩm cơ khí 5
PLO9.2 Đánh giá được chất lượng công việc trong sửa chữa. bảo dưỡng sản phẩm cơ khí 5
PL10 Thành thạo kỹ năng truyền đạt vấn đề, giao tiếp 4
PLO10.1 Truyền đạt được, rõ ràng các vấn đề kỹ thuật bằng văn bản (viết tiểu luận, đồ án, khóa luận, các đề tài nghiên cứu khoa học…) 4
PLO10.2 Truyền đạt được các vấn đề kỹ thuật bằng lời nói (thuyết trình, hướng dẫn, làm mẫu…) 4
C Năng lực tự chủ và trách nhiệm
PLO11 Xác định bối cảnh xã hội, văn hóa doanh nghiệp liên quan đến ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí để làm việc làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả trong những điều kiện khác nhau 4
PLO12 Hướng dẫn người khác thực hiện các công việc liên quan đến việc giám sát, triển khai hoạt động của ngành, nghề cơ khí 5
PLO13 Tự định hướng, đưa ra các kết luận chuyên môn, đáp ứng các chuẩn mực nghề nghiệp trong ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí và bảo vệ quan điểm cá nhân 4
PLO14 Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hoạt động được giao trách nhiệm. 5
D Trình độ ngoại ngữ, tin học 3
PLO15 Đạt trình độ Tiếng Anh B1 hoặc tương đương 3
PLO16 Đạt trình độ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương 3
  1. Vị trí việc làm và học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp

3.1. Vị trí việc làm

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí đảm nhiệm các công việc tại các vị trí sau:

+ Kỹ sư thiết kế ở các cơ sở nghiên cứu sản phẩm cơ khí, máy móc, thiết bị trong các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp…

+ Kỹ sư quản lý, cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm thiết bị cơ khí; các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực cơ khí trong và ngoài nước…

+ Kỹ sư quản lý kỹ thuật, chỉ đạo thiết kế sản phẩm, cải tạo nâng cấp hệ thống vận hành, sửa chữa, tư vấn kỹ thuật và công nghệ…

+ Kỹ sư phòng kỹ thuật kỹ thuật, phòng cơ điện, tổ cơ khí để vận hành, bảo trì, sửa chữa dây chuyền, thiết bị trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh…

+ Kỹ sư thi công, lắp máy cho các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…

+ Kỹ sư thiết kế, gia công, chế tạo các sản phẩm cơ khí trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh…

+ Nghiên cứu viên và kỹ sư chuyển giao công nghệ cho các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc ngành, nghề cơ khí;

+ Giảng viên giảng dạy các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, …

3.2. Học tập nâng cao trình độ

+ Người học có khả năng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực chuyên môn để nâng cao trình độ;

+ Người học có thể học tập ở các chương trình đào tạo sau đại học như thạc sỹ, tiến sỹ.

  1. Đối tượng tuyển sinh

Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.

  1. Thời gian đào tạo: 4,5 năm
  2. Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư
  3. Khối lượng kiến thức toàn khóa

152 tín chỉ không bao gồm: Giáo dục thể chất, Quốc phòng – An ninh. Khối lượng kiến thức được phân bổ như sau:

TT Kiến thức Khối lượng kiến thức

(tín chỉ)

Tỷ lệ

(%)

1 Kiến thức giáo dục đại cương 36 23,6
Bắt buộc 28
Tự chọn 8
2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 96 63,2
2.1 Kiến thức cơ sở ngành 41 27
Bắt buộc 26
Tự chọn 15
2.2 Kiến thức ngành 55 36,2
Bắt buộc 32
Tự chọn 23
2.3 Thực tập tốt nghiệp 10 6,6
2.4 ĐA/KL tốt nghiệp hoặc tương đương 10 6,6
Tổng 152 100
  1. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quyết định số 258/QĐ-ĐHCNVT ngày 04/6/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và Quyết định số 469/ QĐ- ĐHCNVT ngày 09/08/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ đại học Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì ban hành kèm theo Quyết định số 258/ QĐ- ĐHCNVT ngày 04/6/2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

  1. Cách thức đánh giá

Thực hiện theo Quyết định số 258/QĐ-ĐHCNVT ngày 04/6/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì và Quyết định số 469/ QĐ- ĐHCNVT ngày 09/08/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ đại học Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì ban hành kèm theo Quyết định số 258/ QĐ- ĐHCNVT ngày 04/6/2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

 

  1. Bảng ma trận các học phần và chuẩn đầu ra
TT Mã học phần Tên học phần Chuẩn đầu ra (PLO)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
1 23CT70013 Triết học Mác-Lênin x x x
2 23CT70022 KT chính trị Mác-Lênin x x x
3 23CT70032 Chủ nghĩa xã hội khoa học x x x
4 23CT70042 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam x x x
5 23CT70052 Tư tưởng Hồ Chí Minh x x x
6 23CB70012 Toán cao cấp 1 x x x
7 23CB70023 Toán cao cấp 2 x x x
8 23CB70342 Vật lý đại cương 1 x x x
9 23CB70352 Vật lý đại cương 2 x x x
10 23KT70402 Kỹ năng mềm 1 x x x x
11 23HM70012 Hóa học đại cương 1 x x
12 23NN70012 Tiếng Anh cơ bản x x x
13 23CB70032 Toán cao cấp 3 x x x
14 23TT71532 Tin học đại cương x x
15 23CB70042 Xác suất – Thống kê x x
16 23KT70022 Pháp luật đại cương x x x
17 23KT70062 Quản trị doanh nghiệp x x x
18 23CB70362 Vật lý đại cương 3 x x
19 23KT70352 Kinh tế đại cương x x x
20 23HM70022 Hóa học đại cương 2 x x
21 23CO70013 Vẽ kỹ thuật 1 x x x x x x x
22 23CO70022 Vẽ kỹ thuật 2 x x x x x x x x
23 23CO70032 Cơ học lý thuyết x x x x
24 23CO70043 Sức bền vật liệu x x x x x x x x
25 23CO70052 Nguyên lý máy x x x x x x x x
26 23CO70063 Chi tiết máy x x x x x x x x
27 23CO70071 Đồ án chi tiết máy x x x x x x x x x x x
28 23CO70083 Dung sai – Kỹ thuật đo x x x x x x x
29 23CO70092 Vật liệu học x x x x x
30 23CO70482 AutoCAD x x x x x x x x
31 23CO70113 Thực hành cơ khí cơ bản x x x x x
32 23ĐT71013 Kỹ thuật điện – điện tử x x x x x x
33 23CO70102 Tính toán, thiết kế trên máy tính x x x x x
34 23CO70122 Thủy lực – khí nén x x x x x x
35 23CO70132 Kỹ thuật nhiệt x x x x x
36 23CO70142 Công nghệ chế tạo phôi x x x x x
37 23CO70162 Cơ học và kết cấu composite x x x x x
38 23CO70182 Ma sát học x x x x x
39 23CO70172 Máy nâng chuyển x x x x x
40 23HM71102 Môi trường đại cương x
41 23ĐT71042 Lý thuyết điều khiển tự động x x x x
42 23ĐT71032 Kỹ thuật số x x x
43 23CO70203 Công nghệ chế tạo máy 1 x x x x x x x x x x
44 23CO70212 Máy công cụ 1 x x x x x x x x x x
45 23CO70222 Nguyên lý cắt và dụng cụ cắt x x x x x x x x x x
46 23CO70232 Đồ gá x x x x x x x x x x
47 23CO70332 Công nghệ chế tạo máy 2 x x x x x x x x x x
48 23CO70342 Máy công cụ 2 x x x x x x x x x
49 23CO70252 Công nghệ sửa chữa, bảo dưỡng x x x x x x x x
50 23CO70262 Thực hành sửa chữa, bảo dưỡng x x x x x x x x x x
51 23CO70272 Công nghệ CAD/CAM/CNC x x x x x x x x x
52 23CO70283 Thực hành CAD/CAM/CNC x x x x x x x x x x
53 23CO70292 Thực hành hàn x x x x x x x x
54 23CO70304 Thực hành chế tạo máy x x x x x x x x x x
55 23CO70351 Đồ án chuyên ngành x x x x x x x x x x x x x
56 23NN70033 Tiếng Anh chuyên ngành cơ khí x x x x x
57 23CO70242 Mô phỏng kết cấu cơ khí x x x x x
58 23CO70312 Thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí x x x x x
59 23CO70322 Rô bốt công nghiệp x x x x x
60 23ĐT71052 Trang bị điện – điện tử trong máy công cụ x x x x x
61 23ĐT71062 Thực hành trang bị điện – điện tử trong máy công cụ x x x x x
62 23CO70361 Đồ án tính toán, thiết kế máy công cụ x x x x x x x x
63 23CO70372 Công nghệ chế tạo khuôn mẫu x x x x x
64 23CO70382 An toàn lao động x x x x x
65 23CO70402 Cảm biến – Đo lường x x x x
66 23CO70422 Tổng hợp, điều khiển hệ điện – cơ x x x x x
67 23HM70032 PP luận trong NCKH x x x x x
68 23CO70392 Công nghệ bề mặt x x x x x
69 23CO70442 Tự động hóa quá trình sản xuất x x x x x
70 23CO70432 CIM x x x x x
71 23ĐT71072 Kỹ thuật lập trình điều khiển PLC x x
72 23CO70412 Các phương pháp gia công đặc biệt x x x x x
73 23HM70942 Bơm – Quạt – Máy nén x x x
74 23HM70962 Máy và thiết bị hóa chất x x x
75 23CO704510 Thực tập tốt nghiệp x x x x x x x x x x x x x x
76 23CO704610 Học phần ĐA/KL hoặc tương đương x x x x x x x x x x x x x x
77 Kiến thức cơ sở x x x x x x
78 Kiến thức chuyên môn 1 x x x x x x x x x x x x x
79 Kiến thức chuyên môn 2 x x x x x x x x x x x x x

 

  1. Nội dung chương trình đào tạo
TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số tiết/giờ Mã HP học trước
LT TL TH Tự học
1. Kiến thức giáo dục đại cương 36 384 186 42 1056  
Bắt buộc 28 348 168 12 876
1 23CT70013 Triết học Mác-Lênin 3 36 18 0 90
2 23CT70022 KT chính trị Mác-Lênin 2 24 12 0 60
3 23CT70032 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 24 12 0 60
4 23CT70042 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 2 24 12 0 60
5 23CT70052 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 24 12 0 60
6 23CB70012 Toán cao cấp 1 2 36 12 0 84
7 23CB70023 Toán cao cấp 2 3 36 18 0 90
8 23CB70342 Vật lý đại cương 1 2 24 12 0 60
9 23KT70022 Pháp luật đại cương 2 24 12 0 60
10 23KT70402 Kỹ năng mềm 1 2 24 12 0 60
11 23HM70012 Hóa học đại cương 1 2 24 12 0 60
12 23NN70012 Tiếng Anh cơ bản 2 24 12 0 60
13 23CB70032 Toán cao cấp 3 2 24 12 0 60
Tự chọn (tối thiểu 8 tín chỉ) 8 84 42 30 180
14 23TT71532 Tin học đại cương 2 12 6 30 60
15 23CB70042 Xác suất – Thống kê 2 24 12 0 60
16 23CB70352 Vật lý đại cương 2 2 24 12 12 72
17 23KT70062 Quản trị doanh nghiệp 2 24 12 0 60
18 23CB70362 Vật lý đại cương 3 2 24 12 0 60
19 23KT70352 Kinh tế đại cương 2 24 12 0 60
20 23HM70022 Hóa học đại cương 2 2 24 12 0 60
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp            
2.1. Kiến thức cơ sở ngành 41 360 180 330 1290  
Bắt buộc 26 204 102 270 780
21 23CO70013 Vẽ kỹ thuật 1 3 24 12 30 90
22 23CO70022 Vẽ kỹ thuật 2 2 12 6 30 60
23 23CO70032 Cơ học lý thuyết 2 24 12 0 60
24 23CO70043 Sức bền vật liệu 3 24 12 30 90
25 23CO70052 Nguyên lý máy 2 24 12 0 60
26 23CO70063 Chi tiết máy 3 36 18 0 90
27 23CO70071 Đồ án chi tiết máy 1 0 0 30 30
28 23CO70083 Dung sai – Kỹ thuật đo 3 24 12 30 90
29 23CO70092 Vật liệu học 2 24 12 0 60
30 23CO70482 AutoCAD 2 12 6 30 60
31 23CO70113 Thực hành cơ khí cơ bản 3 0 0 90 90
Tự chọn (tối thiểu 15 tín chỉ) 15 156 78 60 450
32 23ĐT71013 Kỹ thuật điện – điện tử 3 24 12 30 90
33 23CO70102 Tính toán, thiết kế trên máy tính 2 12 6 30 60
34 23CO70122 Thủy lực – khí nén 2 24 12 0 60
35 23CO70132 Kỹ thuật nhiệt 2 24 12 0 60
36 23CO70142 Công nghệ chế tạo phôi 2 24 12 0 60
37 23CO70162 Cơ học và kết cấu composite 2 24 12 0 60
38 23CO70182 Ma sát học 2 24 12 0 60
39 23CO70172 Máy nâng chuyển 2 24 12 0 60
40 23HM71102 Môi trường đại cương 2 24 12 0 60
41 23ĐT71042 Lý thuyết điều khiển tự động 2 24 12 0 60
42 23ĐT71032 Kỹ thuật số 2 24 12 0 60
2.2. Kiến thức ngành 55 372 186 720 1650
Bắt buộc 32 180 90 510 960
43 23CO70203 Công nghệ chế tạo máy 1 3 24 12 30 90
44 23CO70212 Máy công cụ 1 2 24 12 0 60
45 23CO70222 Nguyên lý cắt và dụng cụ cắt 2 24 12 0 60
46 23CO70232 Đồ gá 2 12 6 30 60
47 23CO70332 Công nghệ chế tạo máy 2 2 24 12 0 60
48 23CO70342 Máy công cụ 2 2 12 6 30 60
49 23CO70252 Công nghệ sửa chữa, bảo dưỡng 2 24 12 60
50 21CO70262 Thực hành sửa chữa, bảo dưỡng 2 0 0 60 60
51 23CO70272 Công nghệ CAD/CAM/CNC 2 24 12 0 60
52 23CO70283 Thực hành CAD/CAM/CNC 3 0 0 90 90
53 23CO70292 Thực hành hàn 2 0 0 60 60
54 23CO70304 Thực hành chế tạo máy 4 0 0 120 120
55 23CO70351 Đồ án chuyên ngành 1 0 0 30 30
56 23NN70033 Tiếng Anh chuyên ngành cơ khí 3 24 12 30 90
Tự chọn (tối thiểu 23 tín chỉ) 23 192 96 210 690
57 23CO70242 Mô phỏng kết cấu cơ khí. 2 0 0 60 60
58 23CO70312 Thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí 2 0 0 60 60
59 23CO70322 Rô bốt công nghiệp 2 24 12 0 60
60 23ĐT71052 Trang bị điện – điện tử trong máy công cụ. 2 24 12 0 60
61 23ĐT71062 Thực hành trang bị điện – điện tử trong máy công cụ 2 0 0 60 60
62 23CO70361 ĐA tính toán, thiết kế máy công cụ 1 0 0 30 30
63 23CO70372 Công nghệ chế tạo khuôn mẫu 2 12 6 30 60
64 23CO70382 An toàn lao động 2 24 12 0 60
65 23CO70402 Cảm biến – Đo lường 2 24 12 0 60
66 23CO70422 Tổng hợp, điều khiển hệ điện – cơ 2 24 12 0 60
67 23HM70032 PP luận trong NCKH 2 24 12 0 60
68 23CO70392 Công nghệ bề mặt 2 24 12 0 60
69 23CO70442 Tự động hóa quá trình sản xuất 2 24 12 0 60
70 23CO70432 CIM 2 24 12 0 60
71 23ĐT71072 Kỹ thuật lập trình điều khiển PLC 2 24 12 0 60
72 23CO70412 Các PP gia công đặc biệt 2 24 12 0 60
73 23HM70942 Bơm – Quạt – Máy nén 2 24 12 0 60
74 23HM70962 Máy và thiết bị hóa chất 2 24 12 0 60
2.3 23CO704510 Thực tập tốt nghiệp 10 0 0 450 450
2.4 23CO704610 ĐA/KL hoặc tương đương 10 0 0 450 450
75 Kiến thức cơ sở 4 48 24 0 120
76 Kiến thức chuyên môn 1 3 36 18 0 90
77 Kiến thức chuyên môn 2 3 36 18 0 90
Tổng (Không bao gồm GDTC, QP-AN)

 

  1. Kế hoạch đào tạo
HỌC KỲ I HỌC KỲ II
TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ
TS LT TH TS LT TH
1 23CB70012 Toán cao cấp 1 2 2 1 23CT70022 KT chính trị Mác-Lênin 2 2
2 23CB70641 Giáo dục thể chất 1 1 1 2 23CB70651 Giáo dục thể chất 2 1 1
3 23CT70013 Triết học Mác – Lênin 3 3 3 23CB70023 Toán cao cấp 2 3 3
4 23CB70342 Vật lý đại cương 1 2 2 4 23CB70352 Vật lý đại cương 2 2 2
5 23HM70012 Hoá học đại cương 1 2 2 5 23NN70012 Tiếng Anh cơ bản 2 2
6 23CO70092 Vật liệu học 2 2 6 23CK41013 Vẽ kỹ thuật 1 3 2 1
7 23KT70402 Kỹ năng mềm 1 2 2 7 23CO70032 Cơ học lý thuyết 2 2
8 23KT70022 Pháp luật đại cương 2 2 8 23CO70052 Nguyên lý máy 2 2
9 23TT71532 Tin học đại cương 2 1 1 9 23HM70022 Hóa học đại cương 2 2 2  
        10 23KT70352 Kinh tế đại cương 2 2  
    Tổng số 18 16 2     Tổng số 17 15 2
HỌC KỲ III HỌC KỲ IV
TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ
TS LT TH TS LT TH
1 23CT70032 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 2 1 23CT70042 LS Đảng cộng sản Việt Nam 2 2
2 23CB70661 Giáo dục thể chất 3 1 1 2 23CO70122 Thủy lực – Khí nén 2 2
3 23CO70022 Vẽ kỹ thuật 2 2 1 1 3 23CO70063 Chi tiết máy 3 3
4 23CB70032 Toán cao cấp 3 2 2 4 23KT70062 Quản trị doanh nghiệp 2 2  
5 23CO70043 Sức bền vật liệu 3 2 1 5 23ĐT70723 Kĩ thuật điện-điện tử 3 2 1
6 23CO70083 Dung sai – Kỹ thuật đo 3 2 1 6 23CO70142 Công nghệ chế tạo phôi 2 2  
7 23CO70482 AutoCAD 2 1 1 7 23CO70132 Kỹ thuật nhiệt 2 2  
8 23CB70042 Xác suất thống kê 2 2   8 23HM70032 PP luận trong NCKH 2 2  
9 23CO70182 Ma sát học 2 2   9 23CO70162 Cơ học và kết cấu composite 2 2  
10 23HM71102 Môi trường đại cương 2 2   10 23ĐT71032 Kỹ thuật số 2 2  
11 23CB70362 Vật lý đại cương 3 2 2            
    Tổng số 19 14 5     Tổng số 20 19 1
HỌC KỲ V HỌC KỲ VI
TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ
TS LT TH TS LT TH
1 23NN70033 Tiếng Anh CN cơ khí 3 2 1 1 23CO70342 Máy công cụ 2 2 1 1
2 23CT70052 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 2 23CO70272 Công nghệ CAD/CAM/CNC 2 2
3 23CO70292 Thực hành hàn 2 2 3 23CO70283 Thực hành CAD/CAM/CNC 3 3
4 23CO70113 TH cơ khí cơ bản 3 3 4 23CO70203 Công nghệ chế tạo máy 1 3 2 1
5 23CO70071 Đồ án chi tiết máy 1 1 5 23ĐT71052 Trang bị điện – điện tử trong máy công cụ 2 2  
6 23CO70232 Máy công cụ 1 2 2 6 23CO70322 Rô bốt công nghiệp 2 2  
7 23CO70222 NL cắt và dụng cụ cắt 2 2 7 23CO70361 Đồ án tính toán, thiết kế máy công cụ 1   1
8 23CO70102 Tính toán, thiết kế trên máy tính 2 1 1 8 23ĐT71062 Thực hành Trang bị điện – điện tử trong máy công cụ 2   2
9 23CO70392 Công nghệ bề mặt 2 2   9 23CO70402 Cảm biến – Đo lường 2 2  
10 23ĐT71042 Lý thuyết điều khiển tự động 2 2   10 23HM70942 Bơm – Quạt – Máy nén 2 2  
    Tổng số 19 11 8     Tổng số 19 11 8
HỌC KỲ VII HỌC KỲ VIII
TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ
TS LT TH TS LT TH
1 23CO70252 CN sửa chữa bảo dưỡng 2 2 1 23CO70382 An toàn lao động 2 2  
2 23CO70262 TH sửa chữa bảo dưỡng 2 2 2 23CO70312 Thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí 2   2
3 23CO70332 CN chế tạo máy 2 2 2 3 23ĐT71072 KT lập trình điều khiển PLC 2 2  
4 23CO70232 Đồ gá 2 1 1 4 23CO70432 CIM 2 2  
5 23CO70351 Đồ án chuyên ngành 1 1 5 23CO70172 Máy nâng chuyển 2 2  
6 23CO70304 Thực hành chế tạo máy 4 4 6 23CO704510 Thực tập tốt nghiệp 5 5
7 23CO70242 Mô phỏng kết cấu cơ khí 2   2          
8 23CO70372 CN chế tạo khuôn mẫu 2 1 1          
9 23CO70422 Tổng hợp, điều khiển hệ điện-cơ 2 2  
10 23CO70412 Các PP gia công đặc biệt 2 2    
11 23CO70442 Tự động hóa quá trình SX 2 2    
12 23HM70962 Máy và thiết bị hóa chất 2 2    
    Tổng số 19 8 11     Tổng số 9 2 7
HỌC KỲ IX
TT Mã HP Tên học phần Tín chỉ
TS LT TH
1 23CO704510 Thực tập tốt nghiệp 5 5
2 23CO704610 ĐATN hoặc tương đương 10 10
    Tổng số 15 0 15

 

  1. Mô tả các học phần
1. Triết học Mác – Lênin 3 TC

Học phần này có 3 chương nhằm trang bị cho sinh viên những những tri thức về sự ra đời của triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.                                    

2. Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin 2 TC

Học phần này cung cấp kiến thức của chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Những vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vấn đề công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 TC

Học phần này có 7 chương nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò của đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về nền dân chủ và nhà nước xã hội chủ nghĩa, về cơ cấu xã hội – giai cấp, dân tộc, tôn giáo, gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

4. Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam 2 TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về những tri thức có tính hệ thống, cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930), sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018).

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về những kiến thức cơ bản về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; trình bày những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, về Đảng cộng sản Việt Nam; về nhà nước của dân, do dân và vì dân, về xây dựng nền van hóa Viết Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

6. Toán cao cấp 1 2 TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính; hàm số 1 biến số, giới hạn của hàm số 1 biến, đạo hàm, vi phân hàm 1 biến; tích phân và ứng dụng tích phân.

7. Toán cao cấp 2 3 TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về về hàm số nhiều biến số; tích phân bội; tích phân đường.

8. Vật lý đại cương 1 2 TC

Học phần Vật lý đại cương 1 thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương cung cấp cho sinh viên các vấn đề cơ bản về Cơ học và Nhiệt học. Trong học phần này sinh viên sẽ tìm hiểu các kiến thức liên quan đến cơ học chất điểm; hệ chất điểm; năng lượng cơ học; các kiến thức về chuyển động nhiệt và các nguyên lý nhiệt động lực học.

9. Vật lý đại cương 2 2 TC

Học phần Vật lý đại cương thuộc khối kiến thức đại cương, cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Vật lý ở trình độ đại học lĩnh vực Điện trường; Từ trường; Vật dẫn; Dòng điện không đổi; Quang học sóng và Quang học lượng tử.

10. Kỹ năng mềm 1 2 TC
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng quản lí bản thân. Đây là những kĩ năng rất cần thiết cho tân sinh viên trong việc hoà nhập và học tập tại trường đại học.
11. Hóa học đại cương 1 2 TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung kiến thức cơ bản về cấu tạo lớp vỏ điện tử của nguyên tử, mối quan hệ giữa lớp vỏ điện tử với tính chất nguyên tử và vị trí nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Giải thích cấu trúc hình học của phân tử, sự phân cực của phân tử, bản chất liên kết giữa các phân tử cấu tạo nên vật chất.

12. Tiếng anh cơ bản 2 TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức giao tiếp nghe nói tiếng Anh cơ bản: Các chủ đề từ vựng và cách diễn đạt căn bản trong giao tiếp về các chủ đề giao tiếp thông dụng trong cuộc sống hàng ngày quen thuộc như hỏi và trả lời về thông tin cá nhân, nghề nghiệp, hoạt động hàng ngày, sự kiện đã diễn ra, hoạt động giải trí, sở thích, cách hỏi và trả lời về giá cả,thời trang, thời gian, thời tiết, màu sắc, số lượng, kích cỡ, ….

13. Toán cao cấp 3 2 TC

Học phần Toán cao cấp 3 bao gồm các kiến thức về phương trình vi phân cấp 1, cấp 2 và , chuỗi số, chuỗi hàm.

14. Tin học đại cương 2 TC

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tin học, các kỹ năng truy cập sử dụng các dịch vụ trên mạng Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành Windows, các kỹ năng soạn thảo và lập bảng tính trên các phần mềm MS. Word và MS. Excel. Một số kỹ năng cơ bản lập trình bằng ngôn ngữ C để giải một số bài toán thông thường.

15. Xác xuất – Thống kê 2 TC

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng gồm: Biến cố ngẫu nhiên, xác suất và các công thức tính xác suất, biến ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất, lý thuyết mẫu, ước lượng tham số, kiểm định giả thuyết,… để nghiên cứu về các quy luật của các hiện tượng ngẫu nhiên và áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau của thực tế.

16. Pháp luật đại cương 2 TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản: Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật; Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Luật nhà nước, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật tố tụng, Luật kinh tế, Luật đất đai, Luật quốc tế.

17. Quản trị doanh nghiệp 2 TC

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức tổng quan về các loại hình doanh nghiệp, về môi trường kinh doanh và các hoạt động quản trị cơ bản trong doanh nghiệp như: quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, quản trị công nghệ, quản lý lao động – tiền lương, quản trị marketing và một số vấn đề về tài chính doanh nghiệp. Qua học phần, người học có cái nhìn tổng quát về các hoạt động quản trị cơ bản trong doanh nghiệp.

18. Vật lý đại cương 3 2 TC

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý ở trình độ đại học lĩnh vực cơ học tương đối tính, cơ học chất lưu, các tính chất của điện môi, từ môi, lưỡng tính sóng hạt của thế giới vi mô.

19. Kinh tế đại cương 2 TC

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các quy luật kinh tế cơ bản như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Học phần đề cập đến hành vi của các thành viên trong một nền kinh tế như: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Đo lường tổng sản lượng và mức giá của nền kinh tế; Mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn: các nhân tố qui định tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát trong dài hạn; Giới thiệu những tư tưởng chính về tổng cung, tổng cầu và cân bằng kinh tế vĩ mô. Qua đó sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản bổ sung kỹ năng nghề nghiệp, chủ động nắm bắt sự tác động của các yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

20. Hóa học đại cương 2 2 TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung kiến thức cơ bản về nhiệt hóa học, động hoá học, chiều diễn biến của các quá trình hóa học, tính chất nhiệt-động và cân bằng trong dung dịch, phản ứng oxi hóa-khử.

21. Giáo dục thể chất 1 1 TC

Học phần này thuộc khối kiến thức đại cương. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện Cầu lông. Qua đó giáo dục cho sinh viên đạo đức, nhân cách, phẩm chất, ý chí, để không ngừng phát triển con người toàn diện, nâng cao hiệu quả học tập và các hoạt động lao động khác.

22. Giáo dục thể chất 2 1 TC

Học phần này thuộc khối kiến thức đại cương. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện Bóng đá. Qua đó giáo dục cho sinh viên đạo đức, nhân cách, phẩm chất, ý chí, để không ngừng phát triển con người toàn diện, nâng cao hiệu quả học tập và các hoạt động lao động khác.

23. Giáo dục thể chất 3 1 TC

Học phần này thuộc khối kiến thức đại cương. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện Bóng đá. Qua đó giáo dục cho sinh viên đạo đức, nhân cách, phẩm chất, ý chí, để không ngừng phát triển con người toàn diện, nâng cao hiệu quả học tập và các hoạt động lao động khác.

24. Giáo dục Quốc phòng – An ninh 1  

Học phần GDQP – AN 1 bao gồm các kiến thức về: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng cộng sản Việt Nam.

25. Giáo dục Quốc phòng – An ninh 2  

Học phần GDQP – AN 2 bao gồm các kiến thức về: Công tác Quốc phòng an ninh

26. Giáo dục Quốc phòng – An ninh 3  

Học phần này thuộc khối kiến thức đại cương. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện Bóng đá. Qua đó giáo dục cho sinh viên đạo đức, nhân cách, phẩm chất, ý chí, để không ngừng phát triển con người toàn diện, nâng cao hiệu quả học tập và các hoạt động lao động khác.

27. Giáo dục Quốc phòng – An ninh 4  

Học phần này thuộc khối kiến thức đại cương. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện Bóng đá. Qua đó giáo dục cho sinh viên đạo đức, nhân cách, phẩm chất, ý chí, để không ngừng phát triển con người toàn diện, nâng cao hiệu quả học tập và các hoạt động lao động khác.

28. Vẽ kỹ thuật 1 3TC

Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm: các kỹ thuật cơ bản của hình học họa hình; các nguyên tắc biểu diễn không gian hình học, các phép biến đổi, sự hình thành giao tuyến của các mặt; Cung cấp kiến thức để biểu diễn vật thể như: Các tiêu chuẩn nhà nước về trình bày bản vẽ, các loại hình biểu diễn vật thể, các kí hiệu quy ước.

29. Vẽ kỹ thuật 2 2TC

Cung cấp kiến thức cơ bản về dung sai, các kí hiệu quy ước trên bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp; các kiến thức về bản chi tiết và bản vẽ lắp; các kiến thức về bản vẽ sơ đồ; các kến thức về sử dụng phần mềm AutoCAD để thành lập bản vẽ 2D.

30. Cơ học lý thuyết 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản về tĩnh học, động học, động lực học vật thể rắn. Từ đó ứng dụng tính toán được quá trình tĩnh học, động học, động lực học các chi tiết máy, cơ cấu máy…

31. Sức bền vật liệu 3TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản về cơ học biến dạng như kéo – nén, uốn, xoắn và chịu lực phức tạp. Từ đó ứng dụng tính toán được độ bền, độ cứng, độ ổn định và va đập của các kết cấu máy, chi tiết máy…

32. Nguyên lý máy 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung máy và cơ cấu máy, động học, động lực học vật thể rắn. Từ đó ứng dụng tính toán được quá trình động học, động lực học các chi tiết máy, cơ cấu máy…

33. Chi tiết máy 3TC

Học phần này trang bị cho sinh viên tiếp nhận những kiến thức về cấu tạo các chi tiết máy truyền động, các chi tiết máy đỡ nối, các mối ghép. Từ đó nghiên cứu, tính toán quá trình động học và tính toán thiết kế các chi tiết máy đỡ nối như trục, ổ, khớp nối…; các cơ cấu máy truyền động như bánh răng, đai, xích, trục vít…; các mối ghép bằng hàn, bu lông, then, độ dôi…

34. Đồ án chi tiết máy 1TC

Học phần này trang bị cho sinh viên tiếp nhận những kiến thức về cấu tạo các chi tiết máy truyền động, các chi tiết máy đỡ nối, các mối ghép. Từ đó nghiên cứu, tính toán quá trình động học và tính toán thiết kế các chi tiết máy đỡ nối như trục, ổ, khớp nối…; các cơ cấu máy truyền động như bánh răng, đai, xích, trục vít…; các mối ghép bằng hàn, bu lông, then, độ dôi…

35. Dung sai – Kỹ thuật đo 3TC

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về tính đổi lẫn chức năng của máy và chi tiết máy về dung sai, lắp ghép, các tiêu chuẩn đánh giá độ chính xác gia công và các yếu tố hình học của chi tiết máy. Vận dụng được các yếu tố đánh giá sai số hình học của chi tiết máy, các tiêu chuẩn đánh giá các sai số đó. Biết cách vận dụng chọn dụng cụ đo và cách đo, kiểm tra các yếu tố hình học của chi tiết máy, cách xử lý kết quả đo được

36. Vật liệu học 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về kiến thức cơ bản về vật liệu học như thành phần hóa học, cấu trúc mạng tinh thể và những ứng dụng của vật liệu trong ngành cơ khí và các ngành khác.

37. AutoCAD 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của phần mềm AutoCAD như, các lệnh vẽ, lệnh hiệu chỉnh, các lệnh định dạng bản vẽ, lệnh ghi kích thước,… theo TCVN.

38. Thực hành cơ khí cơ bản 3TC

Học phần này trang bị cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cơ bản trong công nghệ gia công cơ khí với các dụng cụ cầm tay, gia công các mặt cơ bản trên các máy công cụ vạn năng, cách sử dụng các dụng cụ đo, cầm tay như : Thước cặp, panme, dưỡng ren, calips,…

39. Kỹ thuật điện – Điện tử 3TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về mạch điện xoay chiều 1 pha, 3 pha; phương pháp giải mạch điện; cấu tạo, nguyên lý máy biến áp, động cơ không đồng bộ 3 pha; khí cụ điện thông dụng.

40. Tính toán, thiết kế trên máy tính 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản về thiết kế đối tượng 2D, 3D, thiết kế tấm, vỏ. Từ đó tính toán độ bền các kết cấu.

41. Thủy lực – khí nén 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của hệ thống thủy lực khí nén, các bộ phận và chức năng của từng bộ phận trong hệ thống, sinh viên được thực hành, thí nghiệm để hiệu chỉnh, đánh giá và phân tích hệ thống thủy lực khí nén.

42. Kỹ thuật nhiệt 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức về quá trình nhiệt động, các chu trình nhiệt động của các máy nhiệt. Từ đó tính toán được các bài toán về dẫn nhiệt, trao đổi nhiệt, truyền nhiệt trong các máy nhiệt.

43. Công nghệ chế tạo phôi 2TC

Học phần này giới thiệu tính đúc của hợp kim, công nghệ đúc trong khuôn cát, các phương pháp đúc đặc biệt, sửa chữa khuyết tât vật đúc, phương pháp chế tạo phôi bằng áp lực, chế tạo phôi bằng hàn. Đặc điểm của từng phương pháp chế tạo phôi thường sử dụng hiện nay.

44. Cơ học và kết cấu composite 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vật liệu composite; tính toán phân tích cơ học lớp vật liệu composite nhằm đưa ra quan hệ giữa ứng suất và biến dạng, quan hệ giữa các ma trận độ cứng và độ mềm; các thuyến bền khi tính toán vật liệu composite; phân tích cơ học vi và vĩ mô vật liệu composite ; phân tích kết cấu dần và tấm composite theo lý thuyết biến dạng cắt bậc nhất (FTDS) và lý thuyết tấm cổ điển của kirchhoff.

45. Ma sát học 2TC

Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản về các loại ma sát, nghiên cứu quá trình mòn của ma sát. Môn học là cơ sở cần thiết để học các môn chuyên ngành.

46. Máy nâng chuyển 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên khối kiến thức về tự động hóa quá trình sản xuất như những khái niệm cơ bản của tự động hóa, các thiết bị cơ bản của hệ thống, các quá trình cấp phôi, quá trình điều khiển, quá trình kiểm tra và trình tự thiết kế một hệ thống FMS hoàn chỉnh.

47. Môi trường đại cương 2 TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về các kiến thức tổng quát về môi trường, nguồn gốc, bản chất của ô nhiễm không khí, nước, đất; các vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, chất thải nguy hại, các vấn đề môi trường toàn cầu, các giải pháp nhằm giúp giảm thiểu lượng chất thải vào môi trường.

48. Lý thuyết điều khiển tự động 2TC

Học phần này cung cấp kiến thức mô tả toán học và các phép phân tích, các phương pháp điều khiển và cách thiết kế các bộ điều khiển để có thể xây dựng được một hệ thống truyền động với các đặc tính mong muốn.

49. Kỹ thuật số 2TC

Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức về các hệ thống số, các cổng logic cơ bản, các định lý cơ bản của đại số Boole, cấu trúc hoạt động các vi mạch số cơ bản TTL và CMOS, các thông số đặc tính của vi mạch số, phân loại các họ vi mạch, các bộ nhớ bán dẫn và mạch chuyển đổi ADC – DAC. Ngoài ra, môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tính toán trong các hệ đếm, thiết kế các mạch logic tổ hợp, mạch logic tuần tự và các hệ thống số.

50. Công nghệ chế tạo máy 1 3TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về cơ bản về sự hình thành một sản phẩm cơ khí. Các kiến thức về chất lượng bề mặt chi tiết máy, độ chính xác gia công, chuẩn; các kiến thức về các phương pháp gia công cắt gọt cụ thể như : tiện , phay , bào , mài … Trong mỗi phương pháp có trình bày cụ thể các nội dung: Chuyển động tạo hình , dụng cụ cắt , máy cắt , khả năng công nghệ , các biện pháp công nghệ.

51. Máy công cụ 1 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản cấu tạo, sơ đồ động của các cơ cấu máy, các máy công dụng chung như máy tiện, phay, bào, khoan, doa…. Từ đó tính toán, thiết kế các máy.

52. Nguyên lý cắt và dụng cụ cắt 2TC

Học phần này cung cấp kiến thức và nguyên lý cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại như: Nguyên lý tạo hình, lực và công suất cắt, nhiệt cắt, rung động, về các qui luật của quá trình cắt, các thông số cắt gọt, các thông số của dao cắt. Các yêu cầu và trình tự khi thiết kế một lọai dao cắt định hình. Khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế sản xuất.

53. Đồ gá 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung khối các kiến thức cơ bản về cơ sở thiết kế, cấu tạo, công dụng của các bộ phận, định vị kẹp chặt, các bước tính toán, thiết kế đồ gá chuyên dùng gia công cắt gọt. Cấu tạo của đồ gá kiểm tra, phương pháp kiểm tra, lắp ráp các chi tiết.

54. Công nghệ chế tạo máy 2 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức nâng cao về quá trình công nghệ chế tạo máy như: Tối ưu hóa quá trình cắt gọt, thiết kế qui trình công nghệ lắp ráp, tiêu chuẩn hoá quá trình công nghệ và công nghệ gia công các chi tiết điển hình, học phần có quan hệ chặt chẽ với tất cả các học phần cơ sở.

55. Máy công cụ 2 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản cấu tạo, sơ đồ động của các cơ cấu máy, các máy tự động, máy mài, máy gia công răng. Từ đó tính toán, thiết kế các máy.

56. Công nghệ sửa chữa bảo dưỡng 2TC

Học phần này Cung cấp kiến thức về tầm quan trọng của công tác bảo trì, các phương pháp sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị.

57. Thực hành công nghệ sửa chữa bảo dưỡng 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về công nghệ sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, những kiến thức cơ bản nhằm phục vụ tốt cho việc học lý thuyết gắn liền với thực tế. Trên cơ sở kiến thức chuyên môn đã học, kết hợp thực hành ở xưởng.

58. Công nghệ CAD/CAM/CNC 2TC

Học Phần này trang bị cho sinh viên khối kiến thức cơ bản về CAD/CAM/CNC, các đặc điểm đặc trưng của máy công cụ CNC, các bước để lập trình CNC và một số phần mềm ứng dụng trong thiết kế và lập trình.

59. Thực hành CAD/CAM/CNC 3TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về về thiết kế, mô phỏng gia công, xuất chương trình, hiệu chỉnh chương trình gia công bằng phần mềm NX, kỹ năng lập trình bằng tay, kỹ năng điều chỉnh và vận hành các máy CNC để gia công các sản phẩm cơ khí, kỹ năng xử lý các lỗi khi lập trình gia công.

60. Thực hành hàn 2TC

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về ngành hàn, hiểu và nắm được các nguyên lý làm việc của máy hàn, tính toán chế độ hàn phù hợp với từng loại vật liệu, với từng lớp hàn, vận hành thành thạo các loại máy hàn hồ quang, hàn tig, mig, mag… Trang bị các kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, nhằm phục vụ tốt cho việc học lý thuyết gắn liền với thực tế. Trên cơ sở kiến thức chuyên môn đã học, kết hợp thực hành ở xưởng.

61. Thực hành chế tạo máy 4TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về công nghệ gia công cơ khí Tiện – Phay – Bào – Mài, những kiến thức cơ bản nhằm phục vụ tốt cho việc học lý thuyết gắn liền với thực tế. Trên cơ sở kiến thức chuyên môn đã học, kết hợp thực hành ở xưởng.

62. Đồ án chuyên ngành 1TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tính toán, thiết kế quy trình công nghệ gia công các chi tiết máy. Từ đó tính toán và thiết kế đồ gá, máy để gia công các sản phẩm và đưa ra các bản vẽ nguyên công, máy, đồ gá…

63. Tiếng anh chuyên ngành 3 TC

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức Tiếng Anh liên quan đến công nghệ nói chung và chuyên ngành Cơ khí nói riêng gồm các chủ đề về ứng dụng của máy tính, các loại chất liệu, các thiết bị, về lực, về một số loại máy điển hình. Học phần này hỗ trợ cho sinh viên trong việc trình bày các vấn đề chuyên ngành bằng Tiếng Anh, và tạo tiền đề để sinh viên có thể tự nghiên cứu kiến thức chuyên ngành bằng Tiếng Anh.

64. Mô phỏng kết cấu cơ khí 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản về thiết kế, mô phỏng chế tạo, lắp ráp các chi tiết máy, cơ cấu máy. Từ đó ứng dụng tính toán được quá trình làm việc, chịu lực của các chi tiết máy, cơ cấu máy…

65. Thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức về tính toán, thiết kế, mô phỏng gia công, xuất chương trình gia công, kỹ năng vận hành và lập trình gia công trên các máy CNC. Liên kết, chuyển đổi giữa các phần mềm để tận dụng thế mạnh riêng của các phần mềm.

Sinh viên có khả năng tính toán, thiết kế, mô phỏng, lập trình và sử dụng máy CNC trong thực tiễn sản xuất, những kiến thức cơ bản nhằm phục vụ tốt cho việc học lý thuyết gắn liền với thực tế. Trên cơ sở kiến thức chuyên môn đã học, kết hợp thực hành ở xưởng.

66. Rô bốt công nghiệp 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, phân loại rô bốt. Từ đó tính toán được các bài toán về động học và động lực học của các rô bốt. Trên cơ sở đó thiết kế, lựa chọn rô bốt.

67. Trang bị điện – điện tử trong máy công cụ 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về: Nhận dạng các kí hiệu của các khí cụ điện trên sơ đồ mạch điện. Đọc được nguyên lí hoạt động sơ đồ mạch điện trong máy công cụ, thao tác điều khiển hoạt động và phát hiện các sự cố về điện cho các máy công cụ.

68. Thực hành trang bị điện – điện tử trong máy công cụ 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về thực hành lắp các mạch điều khiển cơ bản ứng dụng trong các máy công cụ như mạch điểu khiển động cơ quay theo một chiều hoặc đảo chiều ở nhiều vị trí, sử dụng công tắc hành trình, mạch hãm, mạch đổi nối sao – tam giác …và một số mạch điện điển hình trong máy công cụ như máy tiện, máy phay.

69. Đồ án tính toán, thiết kế máy công cụ 1TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản quy trình công nghệ gia công các chi tiết máy. Từ đó tính toán và thiết kế đồ gá, máy để gia công các sản phẩm và đưa ra các bản vẽ nguyên công, máy, đồ gá…

70. Công nghệ chế tạo khuôn mẫu 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về cấu tạo khuôn ép phun, cơ sở lý thuyết về thiết kế khuôn ép nhựa, các khuyết tật sản phẩm và cách khắc phục, quy trình thiết kế khuôn và sử dụng phần mềm NX để thiết kế khuôn hoàn chỉnh.

71. An toàn lao động 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về các kiến thức an toàn và bảo hộ trong các ngành kỹ thuật như điên, cơ khí, hóa chất…

72. Cảm biến – Đo lường 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức về đo lường, hệ đơn vị và tiêu chuẩn, các sai số và cách thành lập kết quả quá trình đo. Giới thiệu các cơ cấu đo, các phương pháp và dụng cụ đo R,L,C và M. Các phương pháp và dụng cụ đo công suất, điện năng và hệ số công suất. Các loại cảm biến: cảm biến quang, cảm biến nhiệt độ cảm biến vị trí và dịch chuyển, cảm biến lưu lượng, cảm biến áp suất, cảm biến lực… Cung cấp các phương pháp sử dụng cảm biến đối với từng yêu cầu riêng biệt.

73. Tổng hợp, điều khiển hệ điện – cơ 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức hệ truyền động cơ- điện, các vấn đề về khởi động và hãm hệ thống. Điều chỉnh tốc độ và mômen hệ thống và chọn công suất động cơ cho các chế độ làm việc của máy.

74. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức để viết đề cương nghiên cứu khoa học, cách tiếp cận nghiên cứu tổng quan và chọn đề tài NCKH phù hợp với ngành nghề,…

75. Công nghệ bề mặt 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức về đặc tính lớp bề mặt kim loại, phủ, mạ, thấm, các kiến thức về đánh giá lớp bề mặt kim loại và ứng dụng trong kỹ thuật cơ khí…

76. Tự động hóa quá trình sản xuất 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên khối kiến thức về tự động hóa quá trình sản xuất như những khái niệm cơ bản của tự động hóa, các thiết bị cơ bản của hệ thống, các quá trình cấp phôi, quá trình điều khiển, quá trình kiểm tra và trình tự thiết kế một hệ thống FMS hoàn chỉnh.

77. CIM 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên khối các kiến thức kiến thức về CIM ( sản xuất tích hợp với sự trợ giúp của máy tính ), các thành phần của hệ thống CIM, xây dựng, hợp lý hóa và tối ưu hóa CIM ở các công đoạn của sản xuất.

78. Kỹ thuật lập trình điều khiển PLC 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung về bộ điều khiển lập trình PLC. Cung cấp kiến thức về cấu tạo của PLC , cấu trúc hệ thống điều khiển PLC và phương pháp lập trình và tập lệnh cơ bản về lập trình PLC

79. Các phương pháp gia công đặc biệt 2TC

Học phần này giới thiệu các phương pháp gia công đặc biệt cơ, phương pháp gia công nhiệt, phương pháp gia công điện và phương pháp gia công hóa. Đặc điểm của các phương pháp gia công đặc biệt, ứng dụng từng phương pháp…

80. Bơm – Quạt – Máy nén 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung: các khái niệm chung về bơm, quạt, máy nén, cấu tạo, nguyên lý, ứng dụng của các loại máy đó trong thực tế sản xuất và đời sống.

81. Máy và thiết bị hóa chất 2TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản về cấu tạo của các thiết bị lắng, lọc, truyền nhiệt, thiết bị hấp thụ, hấp phụ, chưng luyện, sấy, đập, nghiền, sàng. Ứng dụng các thiết bị trên trong thực tế sản xuất.

82. Thực tập tốt nghiệp 10TC

Học phần này cung cấp kiến thức thực tế sản xuất của các nhà máy, đây là môn học kỹ thuật chuyên ngành giúp sinh viên tìm hiểu chuyên sâu về thực tế ở bên ngoài xí nghiệp. Đặc biệt đối với sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy rất cần thiết phải nghiên cứu các quá trình làm việc của các hệ thống máy móc, các đồ gá điển hình, các dây chuyền có sở dụng các máy tự động, bán tự động, các máy điều khiển số, các mạch điều khiển được lập trình. Và điều cơ bản là so sánh được giữa các phần lý thuyết đã học với thực tiễn sản xuất kinh doanh.

83. Học phần Đồ án/khóa luận hoặc tương đương 10TC

Học phần này trang bị cho sinh viên những nội dung kiến thức về tính toán, thiết kế chi tiết máy và quy trình công nghệ, lập trình gia công các chi tiết máy. Từ đó tính toán, thiết kế đồ gá, máy, lập trình để gia công các sản phẩm và đưa ra các bản vẽ nguyên công, máy, đồ gá…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here